File Vector là gì? Ứng dụng của file Vector trong thiết kế in ấn

Nguyễn Hoàng Nam 1958 Views

Đối với các dân thiết kế, file vector chắc hẳn không còn quá xa lạ đúng không nào? Tuy nhiên, đối với các newbie thì file vector là gì thì họ không hiểu cũng là chuyện bình thường. Trong bài viết này, VIETADV sẽ giới thiệu cho bạn về file vector và tầm quan trọn của nó trong việc thiết kế.

File Vector là gì?

Trước tiên, bạn nghe từ vector có quen không? Đó là toán học mà bạn học từ hồi cấp 3 đấy. Bạn có thể file vector theo cách hiểu này, có nghĩa là file được xây dựng từ các phương trình toán học. Nó chịu trách nhiệm giữ các chi tiết trong hình ảnh trở nên ổn định.

File được xây dựng từ các phương trình toán học
File được xây dựng từ các phương trình toán học

Chính nhờ file vector mà bạn có thể thay đổi kích thước ảnh mà không ảnh hưởng đến độ nét trong quá trình in ấn. Việc đó đồng nghĩa với việc dẫu bạn in to bao nhiêu, nhỏ bao nhiêu thì chất lượng hình ảnh cũng không thay đổi.

Xem thêm: Bảng giá in PP

Định nghĩa file vector theo lý thuyết chuẩn

Ở trên chỉ là định nghĩa đơn giản nhất, còn chuẩn nhất thì file vector được hiểu là file định hình ảnh.

Chúng thường được tạo thông qua các phần mềm thiết kế đồ họa chuyên dụng như AI hay Corel. Với file Vector, quá trình phóng ảnh ra kích thước lớn hơn sẽ không bị nhòe, mờ hay vỡ ảnh. Dung lượng file ảnh của Vector thường nhẹ và dễ chia sẻ do chúng chỉ chứa những màu sắc cơ bản mà thôi.

Một số định dạng các file vector hiện nay

Các định dạng file vector hiện nay rất thông dụng, và thường được hỗ trợ chỉnh sửa bởi những các phần mềm thiết kế hiện nay. Cụ thể, bạn có thể gặp định các file vector hiện nay là:

  • AI (Adobe Illustrator)
  • DXF AutoCAD
  • CDR (CorelDRAW)
  • CMX (Corel Exchange)
  • WMF Windows Metafile
  • SVG (scalable vector graphics)
  • CGM Computer Graphics Metafile

Chương trình nào hỗ trợ tạo file Vector?

Bạn có thể tìm kiếm những phần mềm hỗ trợ tạo File Vector. Hiện nay, tên các chương trình phổ biến nhất bao gồm:

  • Adobe Illustrator (Lựa chọn phổ biến nhất)
  • Xara Xtreme
  • Inkscape
  • CorelDRAW
  • Serif DrawPlus

Phân tích ưu nhược điểm của File Vector

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích cụ thể hơn về ưu điểm và nhược điểm của file vector.

Ưu điểm

Sử dụng file vector sẽ giúp bạn có được sản phẩm ảnh của Vector. Đây là hình ảnh được cấu thành từ nhiều đối tượng có khả năng Scaling độc lập. 

Các đối tượng này không cần phải Pixel mà được định nghĩa bởi các phương trình gọi là Bezier Curves, nên chúng luôn được đảm bảo đạt chất lượng in cao nhất dù bạn có cắt, chỉnh, xoay, sửa hoặc ép, nén.

Các bức ảnh được định dạng File Vector không phụ thuộc vào MP (độ phân giải). Đây là lý do giúp bạn có thể thoải mái tăng hoặc giảm kích thước ảnh Vector mà không cần bận tâm về độ sắc nét, chất lượng của sản phẩm sau khi in.

Các bức ảnh được định dạng File Vector không phụ thuộc vào MP
Các bức ảnh được định dạng File Vector không phụ thuộc vào MP

Chính vì điều này nên sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều. Bạn không cần phải tốn quá nhiều kinh phí in lại do 1 số nguyên nhân như mờ hay nhòe.

Bên cạnh ảnh thì các Font chữ cũng là đối tượng có thể áp dụng File Vector. Nên nếu bạn dùng chữ để gầy dựng thương hiệu trên các biển quảng cáo, bạn hoàn toàn có thể sử dụng File Vector.

Một ưu điểm khác nữa của ảnh File Vector chính là không bị giới hạn trong pixel như ảnh Bitmap. Đồng thời, chúng cũng có khả năng tự động cập nhật lại các điểm ảnh khi người dùng thay đổi kích thước. 

Chính nhờ vậy mà người dùng không bao giờ lo đến việc ảnh bị mờ, vỡ ảnh trong quá trình in.

Xem thêm: Bảng giá in vé gửi xe

Nhược điểm của Vector

Đường nét trên ảnh Vector bị hạn chế về màu sắc, thế nên chỉ tạo nên những màu ổn định chứ không xử lý được toàn diện vấn đề về màu.

Nhiều người đánh giá ảnh Vector có màu không thật như ảnh Bitmap, đó là nguyên vì sao đôi khi bạn có thể sẽ cảm thấy hụt hẫng vì bức ảnh bạn làm sẽ không có màu chân thật như bạn mong muốn.

Ảnh vector là ảnh được tạo nên từ phần mềm. Vậy nên bạn không thể scan hình ảnh và lưu ảnh lại dưới dạng File Vector mà không sử dụng các phần mềm chuyên dụng. 

Nếu cần Scan ảnh, bạn cần chuyển đổi ảnh Vector sang Bitmap. Quá trình chuyển đổi cũng dễ dàng, chứ không quá phức tạp và cầu kỳ.

Lưu ý, khi bạn đã lựa chọn chuyển đổi ảnh Vector sang ảnh Bitmap thì ảnh của bạn sẽ mất tất cả những tính năng tuyệt vời như khi đang ở file ảnh Vector. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ nhé.

Nhiều người đánh giá ảnh Vector có màu không thật như ảnh Bitmap
Nhiều người đánh giá ảnh Vector có màu không thật như ảnh Bitmap

Ngoài ra, Vector còn có những nhược điểm như:

  • Không có nền Background
  • Họa tiết giống phim hoạt hình
  • Không phù hợp với những ảnh cần sự chân thực

Theo VIETADV, bạn hoàn toàn có thể sử dụng hai định dạng file Vector hay Bitmap để in ảnh. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể lựa chọn cho mình những định dạng riêng.

File vector cũng không quá thần thánh như bạn nghĩ, và file Bitmap cũng chưa bao giờ bị đánh giá thấp hơn file vector cả.