[HƯỚNG DẪN] Cách viết phong bì phúng viếng chuẩn nhất

Nguyễn Hoàng Nam 952 Views

Từ xưa đến nay, một trong những thủ tục không thể thiếu khi đi đám ma đó chính là phong bì. Phong bì thể hiện lòng thành của người đi viếng đối với gia chủ. 

Tuy nhiên rất nhiều người không biết cách viết phong bì phúng viếng, thế nên hôm nay VIETADV sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để viết được một cách dễ dàng nhất.

Phong bì phúng viếng sinh ra để làm gì?

Nhìn về lịch sử của dân tộc, Việt Nam là 1 đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời. Lúc trước, có tục ăn ma chay, tục này đến nay vẫn còn giữ nguyên. 

Khi 1 người thân hay quen biết của bạn có người mất, bạn sẽ đến phúng viếng, việc này thể hiện sự chân thành và quan tâm của bạn đối với gia chủ. 

Phong bì phúng viếng cũng chỉ là 1 tờ giấy bình thường với việc thiết kế đơn giản, không cầu kỳ, ở trong có chứa tiền phúng viếng. Vì tính chất khác nhau nên phong bì phúng viếng và cưới hỏi rất khác nhau.

Phong bì phúng viếng chỉ đơn giản là 1 tờ giấy bình thường
Phong bì phúng viếng chỉ đơn giản là 1 tờ giấy bình thường

Thông thường, khi đi viếng chúng ta sẽ bỏ một khoản phí nho nhỏ, số tiền nay mang ý nghĩa giúp người sống tiễn người đã khuất đi về nơi chín suối. Hơn nữa đây cũng được xem là 1 hình thức trả nợ đạo lý cho người đã mất, bằng việc này họ sẽ ra đi thanh thản và không vấn vương trần tục. 

Nếu nói cách khác, tiền phúng được xem là 1 khoản nhằm giúp gia đình lo hậu sự cho người đã khuất, để làm ma chay thật chu đáo, và thành kính. Không gian tại đám tang cũng rất đặc biệt, đòi hỏi sự trang nghiêm nhất định đối với người đã khuất. 

Xem thêm: Bảng giá in pp trong nhà

Hướng dẫn cách viết phong bì phúng viếng

Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là một trong những văn hóa lâu đời, chính vì thế chữ hiếu đối với người Việt rất lớn. Chính vì thế, khi bạn đặt bút viết phong bì phúng viếng, bạn cần phải trau chuốt câu từ sao cho trang nghiêm nhất, thành kính nhất.

Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được sử dụng những phong bì hoa hòe, màu mè hay có nhiều phần sặc sỡ. Tốt nhất chúng chỉ nên sử dụng những phong bì tối giản, đơn sắc.

Không được sử dụng phong bì lòe loẹt màu sắc
Không được sử dụng phong bì lòe loẹt màu sắc

Mẫu ghi phong bì đám tang phổ biến nhất hiện nay 

Dưới đây, tác giả bài viết sẽ giới thiệu đến bạn mẫu ghi phong bì đám tang phổ biến nhất hiện nay, được rất nhiều người sử dụng. 

Với mẫu chung này bạn sẽ có 2 mục cơ bản, đó là “Người gửi” và “Người nhận”. Chúng ta có thể tham khảo như sau:

  • Người gửi: Tại đây chúng ta điền tên của người đi phúng điếu hoặc người đi viếng
  • Người nhận: Tại đây chúng ta có thể điền như sau: Kính viếng… (ông/bà/cô/chú/bác, người đã mất)
Chúng ta sẽ có 2 mục cơ bản, là người gửi và người nhận
Chúng ta sẽ có 2 mục cơ bản, là người gửi và người nhận

Ngoài sử dụng từ kính viếng khi bạn điền trên phong bì phúng viếng, bạn có thể tùy chọn sử dụng 1 số từ ngữ khác có cùng nghĩa, hợp ngữ cảnh như sau: Vô cùng thương tiếc (Ông/bà), Thành kính phân ưu, Kính điếu hoặc Xin chia buồn.

Chúng ta nên sử dụng từ thành kính phân ưu. Bởi lẽ, nó được tạo ra từ Hán-Việt, vậy nên nghĩa của nó sâu sắc vô cùng. Chúng ta có thể hiểu phân ưu là chia buồn, thành kính thì chúng ta có thể tự hiểu. Và cụm từ “thành kính phân ưu” thường được điền trên những lãng hoa viếng người đã khuất.

Công ty khi đi phúng viếng

Đứng trước vai trò là doanh nghiệp đi phúng viếng người đã mất, các đồng nghiệp có thể chọn cách ghi như sau:

  • Người gửi: Ban lãnh đạo cùng tập thể Công ty XYZ
  • Người nhận: Thành kính phân ưu hoặc kính viếng hương hồn cụ… hay vô cùng thương tiếc, có thể dùng những từ đơn giản hơn như: Chia buồn, kính điếu

Con cháu hay người thân trong nhà đi phúng viếng

Chia buồn đối với bạn khi gia đình có người mất, dẫu cho sự đau thương có nhiều như thế nào, bạn cũng nên kiềm chế cảm xúc khi ghi câu từ trong bài phúng viếng:

  • Người gửi: Con – Cháu – Anh – Chị – Cô – Chú (ghi rõ vai về của bạn trong gia đình và họ hàng)
  • Người nhận: Kính viếng hương hồn… (tên của người đã mất) – ví dụ: Ông B

Thông gia đến phúng viếng

Thông gia cũng là 1 phần của gia đình, thế nhưng cách viết của thông gia lại rất khác:

  • Người gửi: Gia đình thông gia của ông bà P.A (với P.A là tên của gia đình thông gia)
  • Người nhận: Thành kính phân ưu/ Vô cùng thương tiếc/ Kính điếu/ Xin chia buồn

Xem thêm: Bảng giá in vé giữ xe tại tphcm

Bạn bè tới viếng người thân của bạn 

Nếu là bạn bè đến phúng viếng, gia đình của người đã khuất sẽ cảm thấy rất được tôn trọng.

  • Người gửi: Tập thể lớp 11A trường THPT Phan Châu Trinh/Các cháu XYZ bạn của Y
  • Người nhận: Kính viếng hương hồn Bác (Ông, bà,… vai vế của người đã khuất)

Trên đây là toàn bộ cách viết phong bì phúng viếng của người đã khuất. VIETADV xin chia buồn cùng gia đình đã khuất, bạn nên lưu ý không được hạn chế thiệp màu sắc lòe loẹt, cách viết “lố bịch” mà phải thật ngắn gọn, thành tâm, thành ý nhé! 

Hơn nữa, bạn cũng nên động viên gia đình người đã khuất, để giúp họ vượt qua nỗi buồn này.