In Offset là kỹ thuật in ấn sử dụng các tấm cao su offset để ép hình ảnh dính mực lên nó. Sau đó, mới dùng miếng ép này ép lên bề mặt giấy. Đây là một trong những phương pháp in được ưa chuộng rộng rãi, cho hình ảnh sắc nét và độ bền cao. Quy trình in Offset cũng tương đối đơn giản, nếu bạn quan tâm vui lòng ở lại màn hình để cùng VIETADV tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!
Lịch sử in Offset
Vào năm 1903, công nghệ in Offset đã được Ira Washington Rubel tiếp cận và ứng dụng nó để in trên giấy. Sau đó, hai anh em Charles Harris và Albert Harris cùng đồng thời phát hiện ra kỹ thuật in này. Họ đá nghiên cứu và chế tạo thành công máy in Offset. Đơn vị thực hiện in Offset đầu tiên là công ty in ấn tự động Harris. Đây là những dấu mốc quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ in này.
Trải qua rất nhiều năm tháng thăm trầm, đến nay công nghệ in Offset đã trở nên phổ biến và được mọi người ưa chuộng. Cùng với đó là những cải tiến về chất lượng để mỗi bản in luôn giữ chân được khách hàng với màu sắc, hình ảnh đẹp, tuổi thọ cao.
Để có bản in Offset phải trải qua một khâu trung gian. Đó là sử dụng các tấm cao su để thấm mực, sau đó mới in lên giấy và các chất liệu khác. Khâu trung gian này đóng một nhiệm vụ hết sức quan trọng là cho hình ảnh rõ nét, không bị lem màu. Công nghệ in Offset cho số lượng lớn và in được trên nhiều chất liệu khác nhau. Thường in Offset được sử dụng để in tờ rơi, in bao lì xì,…cho hiệu quả tối ưu nhất.
Xem thêm: Xưởng in catalogue giá rẻ chất lượng cao
Quy trình in Offset
In Offset là kỹ thuật in rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên quy trình in Offset như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 5 bước Offset cơ bản để mọi người tham khảo:
Bước 1: Thiết kế chế bản
Thiết kế chế bản được coi là bước khởi đầu cho công nghệ in Offset. Bởi nếu muốn có một bản in chất lượng, không bị hỏng hóc và phải sữa lỗi nhiều thì điều đầu tiên bạn cần làm là thiết kế bản in thật chuẩn xác.
Các thông tin trên bản in phải được trình bày một cách khoa học, hài hòa cả nội dung, hình thức và màu sắc. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng công ty, doanh nghiệp để tạo ra chế bản chuẩn nhất. Sau khi được sự nhất trí từ phía khách hàng, công ty in ấn mới bắt đầu chuyển sang bước outfilm.
Bước 2: Output film
Khi chế bản đã nhận được sự đồng thuận từ phía khách hàng, công ty in ấn sẽ tiến hành xuất file để chuyển qua bước outfilm. Đây cũng là một trong những bước quan trọng trong quy trình in Offset. Với những bản in đòi hỏi hình ảnh, film sẽ tạo ra bốn tấm riêng biệt với bốn màu sắc khác nhau: C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).
Những màu sắc này còn được biết đến với tên gọi là hệ màu CMYK. Hệ màu này có thể hòa sắc để tạo ra tất cả các màu sắc khác. Chúng có thể được kết hợp từ 3 trong 4 màu hoặc cả 4 màu với nhau để tạo nên chất lượng hình ảnh tối ưu nhất.
Bước 3: Phơi bản kẽm
Sau khi trải qua quy trình output 4 tấm film, kỹ thuật viên in ấn sẽ chuyển sang bước phơi bản kẽm. Theo đó, họ sẽ đem phơi từng tấm phim một lên trên bản kẽm đã chuẩn bị sẵn. Ở bước này trong quy trình in Offset có thể hiểu đơn giản là đem lần lượt các tấm phim đặt lên các tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Bước này khá đơn giản, tuy nhiên, người kỹ thuật viên không thể bỏ qua được nếu muốn có bản in chuẩn chất lượng.
Bước 4: In offset
Đây là bước quan trọng nhất là trong quy trình in Offset. Ở bước này, người kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một. Không quan trọng màu nào in trước, màu nào in sau. Mà điều đó phụ thuộc vào kinh nghiệm mà kỹ thuật viên đã được tích lũy.
Để thực hiện, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một trong 4 kẽm màu để lắp lên máy in in Offset. Sau đó, người này sẽ lựa chọn loại mực tương ứng với bản in. Ví dụ kẽm màu C thì lựa chọn loại mực C.
Trước khi in chính, người kỹ thuật viên nên chạy thử các bản nháp để xác định lượng màu ổn định. Sau đó mới cho tiến hành chạy hết số lượng định in. Khi chạy xong số lượng định in, người này sẽ tháo kẽm ra và vệ sinh hết mực cũ, rồi mới lắp kẽm lại và cho giấy in vào và tiếp tục in. Quá trình này được thực hiện tuần tự đến khi in xong cả 4 màu và cho ra bản in cuối cùng với chất lượng tốt nhất.
Xem thêm: Bảng giá in poster quảng cáo
Bước 5: Gia công sau in
Bước cuối cùng trong quy trình in Offset là gia công sau in để cho ra bản hoàn thiện. Thông thường, quá trình gia công chủ yếu bằng kỹ thuật cán mờ và cán bóng. Theo đó, để có bản in mềm, mịn, người kỹ thuật viên sẽ tiến hành cán mờ. Sau đó cán bóng đề bề mặt bản in được sáng bóng lên.
Cán mờ là phương pháp gia công nhằm tô điểm để sản phẩm thêm bắt mắt và không phải quy trình bắt buộc. Vì vậy, tùy vào mong muốn của khách hàng để người kỹ thuật viên in thực hiện.
Trên đây là quy trình in Offset với 5 bước cơ bản. Để đảm bảo quá trình in không xảy ra lỗi và phải in lại, kỹ thuật viên in nên lưu ý phải làm hết sức tỉ mỉ và cẩn thận. Những bản in chuẩn chất lượng, đẹp mắt có thể đến từ sự tận tâm, yêu nghề của những người kỹ thuật viên in ấn đầy tâm huyết.