Một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người hiện nay in lưới là gì? Phương pháp in này có những ưu, nhược điểm ra sao? Quy trình thực hiện như thế nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này thì đừng bỏ qua những thông tin được VIETADV cập nhật sau đây.
In lưới là gì?
In lưới hiện nay còn được biết đến với tên gọi in khung, in lụa Đây là phương pháp in ấn được sử dụng rất phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Sở dĩ nó có tên gọi là in lưới là bởi người ta sử dụng lưới khi in để làm khung in. Trước đây, chất liệu được sử dụng phổ biến là tơ lụa. Tuy nhiên, sau này thì nó đã được thay thế bằng các vật liệu khác như vải sợi nhân tạo, lưới kim loại,…
Kỹ thuật in này có nguyên lý thấm mực qua khung lưới rồi in lên vật liệu. Trong đó, khung lưới được làm bằng gỗ hoặc nhôm có bọc một mặt bằng lưới có lỗ rất nhỏ. Và mực in sẽ được gạt trên mặt lưới bằng dao cao su chuyên dụng. Mực sẽ được thấm qua khung lưới và in lên bề mặt vật liệu cần in. Người ta thường áp dụng in lưới lên rất nhiều vật liệu. Cụ thể phải kể đến như giấy, vải, túi nilon, gỗ, thủy tinh, gốm sứ, kim loại,…
Xem thêm: In bao thư số lượng ít
In lưới có đặc điểm gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu in lưới là gì, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu về đặc điểm của kỹ thuật in này. Trong đó:
- In lưới là kỹ thuật in lâu đời cần sử dụng nhiều máy móc, vật tư
- Các công đoạn để tạo nên 1 bản in lưới hoàn chỉnh không hề dễ dàng. Mọi người cần phải chuẩn bị cầu kỳ và khá công phu.
- Trong in lưới bắt buộc phải sử dụng khung in
Khi in lưới cần những vật dụng gì?
Sau khi đã biết in lưới là gì, bạn cũng nên tìm hiểu về những vật dụng cần được sử dụng để in lưới. Cụ thể phải kể đến như:
Lưới in lụa
Lưới in lụa là loại lưới được làm từ sợi hóa học với độ bền cao, dễ sử dụng. Trong đó, việc mắc lưới khi in như thế nào đóng vai trò quyết định đến chất lượng hình in cũng như ảnh hưởng đến độ mịn, sắc nét của hình in. Các thông số mọi người cần quan tâm khi chọn lưới in lụa là:
- Độ mịn của lưới, ký hiệu là “T(chỉ số) hoặc N(chỉ số)”
- Tỉ lệ đường kính của sợi
- Độ rộng của mắt lưới
Bàn in lụa
Thiết bị quan trọng tiếp theo cần có trong in lưới là bàn in. Thông thường, bàn in sẽ được làm bằng gỗ, thủy tinh hoặc bằng kim loại. Bàn in đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo độ chính xác cho hình in lên vật liệu. Và yêu cầu khi đóng bàn in là bản phải đảm bảo mặt phẳng cùng độ chắc chắn và ổn định khi in sản phẩm. Ngoài ra, mọi người cũng có thể chọn bàn in góc nghiêng, có rãnh tràn để dễ dàng thao tác in trên vật liệu.
Dao gạt mực
Đây cũng là một thiết bị quan trọng trong in lưới. Trong đó, dao gạt mực thường được làm bằng cao su. Nó có tác dụng phết mực thấm qua lưới in và chuyển lên mặt vật liệu cần in. Mặc dù là dao gạt mực nhưng vật dụng này không hề sắc. Do đó, nó không gây nguy hiểm cho mọi người. Bởi vậy bạn không cần phải quá lo lắng. Dao gạt mực thực chất chỉ là 1 miếng cao su.
Xem thêm: In thùng carton số lượng ít
Quy trình in lưới là gì?
Vấn đề tiếp theo mà nhiều người hiện nay quan tâm chính là quy trình in lưới như thế nào? Có khó không. Trong đó, mọi người có thể sử dụng phương pháp in lưới trên nhiều vật liệu khác nhau. Cụ thể phải kể đến như giấy, vải, bao bì, gỗ, kim loại… Và quy trình thực hiện gồm những bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị bản in bằng chất liệu gỗ hoặc nhôm có bọc lưới một mặt phơi khô cùng phim dùng để chụp bản, keo chụp bản và bột bắt sáng.
- Bước 2: Chụp bản để chuyển hình ảnh cần in lên khung. Trong đó, bạn pha keo chụp bản với một ít bột bắt sáng rồi phủ một lớp mỏng lên lưới in và sấy khô. Tiếp theo thì bạn dán tấm phim lên khung lưới và đặt lên bàn chụp có đèn sáng mạnh. Sau đó mọi người xịt nhẹ qua vòi nước và sấy khô bản để in.
- Bước 3: Pha mực thủ công do hiện nay chưa có máy pha mực. Do đó, mọi người cần chọn chất liệu pha mực phù hợp với từng chất liệu.
- Bước 4: Canh tay kê và in lên sản phẩm để định vị khung in. Khi đã hoàn tất thì bạn chỉ việc in lên sản phẩm. Trong đó, mực in và kỹ thuật in của sẽ ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ của bản in.
- Bước 5: Tẩy rửa bản in sau khi đã in xong một cách sạch sẽ để tiện cho lần in sau.
Trên đây là những thông tin về in lưới cho mọi người tham khảo. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ là những chia sẻ hữu ích nhất giúp mọi người hiểu hơn về công nghệ in lụa đang ngày càng phổ biến này.