Hiện nay, in offset là một trong các công nghệ in ấn công nghiệp hiện đại hàng đầu. Vậy công nghệ in offset là gì? Công nghệ in này có những ưu điểm gì nổi bật? Hãy cùng VIETADV tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ in này trong bài viết sau đây nhé.
Công nghệ in offset là gì?
Công nghệ in offset là gì? Hiểu một cách đơn giản thì đây là kỹ thuật in ấn mà trong đó hình ảnh dính mực in và được ép lên các tấm cao su. Sau đó ảnh từ các miếng cao su này sẽ được ép lên giấy. Các tấm cao su sử dụng trong quá trình in ấn này còn được gọi là tấm offset.
Xem thêm: Bảng giá in bao thư a4
Kỹ thuật in offset hiện nay được sử dụng rất phổ biến. Dựa vào lực đẩy của dầu cùng nước, công nghệ in offset giúp tránh được việc nước bị dính lên giấy theo mực in. Từ đó, chất lượng hình ảnh sản phẩm sau khi in luôn đạt trạng thái tốt nhất. Hình ảnh được in bằng công nghệ offset luôn sắc nét và bền màu.
Một số ưu điểm của công nghệ in offset
Trên thị trường in ấn hiện nay, công nghệ in offset được đánh giá rất cao. Và sau khi đã trả lời được câu hỏi công nghệ in offset là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các ưu điểm của kỹ thuật in này. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của công nghệ in offset:
- Chất lượng ảnh in cao và rất nhất quán.
- Màu sắc ảnh sắc nét, rõ ràng và không bị lem, nhòe.
- Công nghệ in offset có thể ứng dụng trên nhiều loại bề mặt (kể cả các loại bề mặt không phẳng). Ví dụ như: kim loại, gỗ, da, giấy có bề mặt thô nhám,…
- Tuổi thọ của bản in dài hơn so với khi sử dụng máy ép litho trực tiếp.
- Chi phí in offset được đánh giá là rẻ nhất thị trường hiện nay. Đối với các sản phẩm in ấn thương mại, công nghệ in offset chính là lựa chọn hàng đầu. Khách hàng in số lượng càng lớn thì chi phí sẽ càng rẻ.
- Công nghệ in offset dễ lắp đặt và sử dụng.
Tìm hiểu chi tiết quy trình in offset
Ngoài câu hỏi công nghệ in offset là gì thì quy trình in ấn offset như thế nào cũng được nhiều người quan tâm. Công nghệ in offset được biết đến là một quy trình in trình in gián tiếp. Giải thích một cách đơn giản thì trong quá trình in, người ta sẽ dùng một hình trụ phủ tấm cao su đặt ở giữa giấy và tấm in. Như vậy, mực in sẽ được chuyển gián tiếp trên tờ in. Kỹ thuật này giúp đảm bảo bản in được đồng đều, và chất lượng in trong các lần tiếp theo cũng sẽ tương tự như lần đầu tiên.
Khác với in thạch bản, hầu hết các công đoạn in offset đều được tự động hóa. Quy trình in ấn chi tiết được thực hiện như sau:
- Đầu tiên, khuôn in sẽ được lắp lên bộ phận lắp bản. Sau đó, mực in sẽ được đưa vào máng chứa bằng thiết bị chuyên dụng. Mực in này sẽ được dàn đều lên hệ thống lô truyền mực.
- Tiếp theo, giấy hoặc các loại vật liệu in khác sẽ được đưa vào nơi chứa của máy in offset. Giấy hoặc vật liệu in này cần được căn chỉnh sao cho thật chuẩn xác. Như vậy, trong quá trình in hình ảnh và nội dung cần in sẽ không bị lệch.
- Cuối cùng, hệ thống nhận sản phẩm cùng gia công tờ in theo máy sẽ được đưa vào hoạt động.
Xem thêm: Bảng giá in thùng carton giá rẻ hcm
Ứng dụng của công nghệ in offset
Sự ra đời của công nghệ in offset đã đánh dấu một bước đột phá rất lớn trong công nghệ in ấn. Đây cũng là lý do vì sao công nghệ in offset là gì được rất nhiều người quan tâm. Đến nay, công nghệ in này đã mang đến cho đời sống con người rất nhiều ứng dụng quan trọng. Theo một số thống kê, chúng ta có đến gần 40% các loại sản phẩm in ấn được sản xuất bằng công nghệ offset. Và sau đây là một số ví dụ cụ thể về ứng dụng của công nghệ in offset:
- Công nghệ in offset ứng dụng trong in báo chí. Có thể nói đây chính là sản phẩm in ấn sử dụng công nghệ in offset nhiều nhất. Với tốc độ in nhanh vượt trội cùng chất lượng hình ảnh tuyệt vời, in offset mang đến cho chúng ta những tờ báo sắc nét, rõ ràng.
- In sách bằng công nghệ offset. Sách là một trong các sản phẩm yêu cầu in ấn với số lượng lớn và chất lượng tối ưu. Và công nghệ in offset luôn luôn đáp ứng tất cả các yêu cầu này. Do đó, công nghệ in offset được ứng dụng rất rộng rãi trong quá trình in sách.
- In các ấn phẩm trong ngành công nghiệp quảng cáo và tiếp thị. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các loại ấn phẩm tiếp thị, quảng cáo được in bởi công nghệ offset. Ví dụ như: tờ rơi, tài liệu PR, tài liệu quảng cáo,…
Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu công nghệ in offset là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết của VIETADV, quý bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về công nghệ in ấn chất lượng này. Nếu có nhu cầu in ấn công nghiệp, vậy thì công nghệ in offset sẽ là một trong những lựa chọn tối ưu giúp quý khách sở hữu được những sản phẩm với chất lượng và chi phí rẻ nhất.