Từ xa xưa, sách báo là một trong những “món ăn tinh thần” không thể thiếu với mỗi chúng ta. Ngoài tìm hiểu về những kiến thức, có bao giờ bạn tò mò về chất liệu giấy in sách không? Đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của cuốn sách bạn đọc đấy. Vậy giấy in sách là gì? Các loại giấy in sách nào phổ biến nhất hiện nay? Cùng VIETADV tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Giấy in sách là gì?
Giấy in sách còn được biết đến với tên gọi thông thường khác là giấy xuất bản. Đây là những loại giấy khá đặc biệt, được thiết kế dành riêng cho việc in ấn các loại sách báo.
Hầu hết tất cả chúng đều phải đáp ứng một số yêu cầu nghiêm ngặt như không gây lóa mắt. Giấy có độ trắng thấp, không quá chói, dễ dàng cho việc đọc. Thông thường các loại giấy in sách sẽ có trọng lượng tương đối nhẹ từ khoảng 60g/m2 – 90g/m2.
Giấy in sách được chọn lọc kỹ lưỡng, qua nhiều khâu thẩm định khác nhau để cho ra đời những cuốn sách đi vào lòng người. Có thể nói, một cuốn sách thành công không phải chỉ từ ý nghĩa và kiến thức có trong đó. Mà còn là sự góp phần không nhỏ từ chất liệu giấy in.
Xem thêm: Bảng giá in giấy note keo chờ
Các loại giấy in sách phổ biến
Hiện nay, các loại giấy in sách hết sức đa dạng với nhiều mẫu mã khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại sách và mục đích sử dụng của các nhà xuất bản để lựa chọn loại giấy in sách phù hợp. Với mục đích duy nhất là đem tới cho độc giả những sản phẩm hoàn hảo với giá thành phải chăng. Dựa vào đặc điểm của từng loại, người ta chia giấy in sách làm hai nhóm chủ yếu là: Giấu in tráng phủ và Giấy in không tráng phủ. Cụ thể như sau:
Giấy tráng phủ
Giấy tráng phủ là một nhóm giấy có độ phân xạ ánh sáng cao. Bề mặt của nhóm giấy này sáng bóng, giúp cho chữ viết và hình ảnh khi in được rõ nét và đậm màu hơn. Thông thường, lớp tráng phủ sẽ được làm từ bột đá, cao lanh hoặc phủ bởi lớp kim loại. Dưới đây là các loại giấy in sách nằm trong nhóm này:
- Giấy Couche: Đây là loại giấy trên bề mặt có phủ lớp cao lanh giúp cho giấy có độ mượt và chắn sáng tốt. Giấy Couche phù hợp để in các loại sách có nhiều tranh ảnh, màu sắc sực sỡ, in quảng cáo…
- Giấy Bristol: Loại giấy này có đặc điểm gần giống với giấy Couche nhưng nó có độ cứng cao hơn một chút. Giấy Bristol thích hợp để làm bìa sách, in các loại thiệp cưới…
- Giấy Ivory: Giấy Ivory cũng tương tự vậy nhưng mặt sau thì sần sùi hơn mặt trước. Loại giấy này thích hợp để in bao bì hoặc in túi giấy.
- Giấy duplex: Là loại giấy có bề mặt sáng bóng tương tự như giấy Bristol. Tuy nhiên, giấy Duplex thường có một mặt sẫm như giấy bồi và được sử dụng để in các hộp giấy yêu cầu độ cứng cao.
- Giấy Crystal: Là loại giấy có một mặt bóng láng. Mặt còn lại hơi nhám. Người ta sử dụng loại giấy này chung với giấy Couche và giấy Bristol để làm nên những sản phẩm tùy vào mục đích sử dụng.
Giấy in không tráng phủ
Ngược lại với giấy tráng phủ thì giấy không tráng phủ có độ bóng kém, bề mặt nhám. Tùy thuộc vào độ trắng sáng của từng loại giấy mà chất lượng hình ảnh và màu sắc sau khi in cũng sẽ khác nhau. Thông thường, các loại giấy in sách thuộc nhóm này thường cho độ nét của hình ảnh và màu sắc chỉ đạt ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, những loại giấy này vẫn được nhiều người sử dụng. Bởi nó cho phép hầu hết các loại bút viết thông thường lên bề mặt giấy. Các loại giấy in sách nằm trong nhóm này gồm:
Xem thêm: Bảng giá in lịch để bàn theo yêu cầu
- Giấy Ford: Đây là một trong những loại giấy thông dụng, thường thấy nhất là giấy A4. Giấy Ford có bề mặt nhám, rất dễ bám mực. Người ta sử dụng loại giấy này để làm giấy note, giấy tiêu đề, làm vở học sinh, hóa hơn…
- Giấy Kraft: Là loại giấy được sản xuất từ bột giấy hóa học. Giấy Kraft có độ dẻo cao, đanh và thô. Loại giấy này thường có màu nâu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người ta có thể đem tẩy trắng. Giấy Kraft thích hợp để làm phong bì, túi đựng thực phẩm…
- Giấy mỹ thuật: Đây là loại rất vốn rất quen thuộc với các bạn học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở. Loại giấy này thường có rất nhiều màu sắc khác nhau. Giấy mỹ thuật sử dụng để vẽ, in lịch, thiệp mời, card visit…
Trên đây là các loại giấy in sách phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại sẽ có những ưu điểm nổi bật riêng. Tùy theo mục đích sử dụng để bạn lựa chọn loại giấy phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn một ngày vui vẻ!