Trong ngành công nghiệp in ấn có rất nhiều kỹ thuật in được áp dụng. Sự phát triển của khoa học công nghệ tạo ra nhiều loại máy móc hiện đại. Điều này kéo theo sự xuất hiện của các kỹ thuật in mới, tạo ra những sản phẩm độc đáo và chất lượng. Bài viết này, VIETADV xin giới thiệu tới bạn đọc những kỹ thuật in ấn phổ biến nhất hiện nay.
Kỹ thuật in ấn Flexo
Đây là một trong những kỹ thuật in được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Về cơ bản thì đây là kỹ thuật in nổi. Các thông tin, hình ảnh trên khuôn nằm ở vị trí cao hơn so với những nội dung không in. Đối với hình ảnh, kỹ thuật Flexo dùng loại mực trục anilox. Mực được truyền tới vật liệu in thông qua ép in.
Kỹ thuật in Flexo thường được dùng để in thùng hàng hoặc các loại nhãn dán. Ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in này là bám mực tốt, in trên đa dạng chất liệu, chi phí in rẻ.
Xem thêm: Xưởng in bao bì sản phẩm
Kỹ thuật in Offset
Không quá khi nói rằng đây là kỹ thuật in ấn được ưa chuộng nhất hiện nay. Những sản phẩm sử dụng kỹ thuật in offset nổi bật với chất lượng hình ảnh chân thực, sắc nét.
Khi in offset, hình ảnh dính mực không in ngay lên giấy mà sẽ ép lên tấm offset bằng chất liệu cao su trước. In offset cho phép in số lượng lớn, chất lượng bản in tốt, quá trình in nhanh, ko bị nhoè mực. Có thể áp dụng kỹ thuật in này với nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, thậm chí là gỗ,… Là kỹ thuật in hiện đại, in offset được sử dụng để in các ấn phẩm như catalog, báo chí, sách, tem nhãn,….
Kỹ thuật in Typo
So với các kỹ thuật in khác thì in Typo có “tuổi đời” lớn hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, cho tới thời điểm hiện tại thì in Typo vẫn rất được ưa chuộng. Kỹ thuật in Typo hoạt động dựa trên nguyên lý in cao. Những nội dung cần thiết như chữ, ảnh nằm vị trí trên khung in. Khi tiến hành in, mực in chà lên bề mặt khung. Phần nội dung nằm trên nhận mực. Tiếp đến bề mặt chữ nhận mực khi ép in để tạo ra bản in chuẩn.
In kỹ thuật số
Ưu điểm của kỹ thuật in này chính là tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Dù chỉ in được số lượng nhỏ nhưng bù lại quá trình in nhanh, chất lượng bản in cũng rất tốt. Thực tế, đây là kỹ thuật in 2D, cho ấn phẩm với hình ảnh sắc nét. Đặc biệt, kỹ thuật in này rút ngắn thời gian in, cho ra sản phẩm ngay lập tức.
In kỹ thuật số đa dạng về công nghệ in, nổi bật nhất là in UV, laser,… Ngoài ra còn có in phun hay chuyển nhiệt. Mỗi công nghệ đều có đặc điểm riêng, phù hợp với từng vật liệu cụ thể.
Kỹ thuật in lụa
Nói tới kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay thì không thể bỏ qua in lụa. Trước đây, kỹ thuật in này sử dụng bản lưới với khuôn in làm bằng chất liệu tơ lụa. Ngày nay, khuôn in có thể làm bằng chất liệu khác như vải bông hay lưới kim loại. Nguyên lý của kỹ thuật in này tương tự như in mực. Ngoài in trên giấy thì in lụa còn có thể in trên nhiều vật liệu khác như thuỷ tinh, vải, gỗ,…
In proof
Kỹ thuật in này chính là bản in mẫu dùng để thử màu tập tin thiết kế và độ chuẩn màu máy. Thông quan bảng in proof khách hàng sẽ thấy màu sắc bản in một cách rõ nét. Từ đó có thể duyệt hoặc chỉnh sửa màu bản in theo nhu cầu. Thêm nữa, bảng in này không dùng đối với máy in màu mà chỉ được áp dụng làm tiêu chuẩn cho kỹ thuật in offset.
In 3D
Những sản phẩm của kỹ thuật in 3D không còn xa lạ gì với chúng ta. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi kỹ thuật in 3D là gì? Đối với in 3D, các lớp vật liệu sẽ được in chồng lên nhau. Các lớp vật liệu này ứng với mẫu thiết kế 3D được xây dựng trên máy. Thông qua thiết bị cần thiết là máy in 3D chuyên dụng, sản phẩm in được hình thành.
Ưu điểm của kỹ thuật in ấn này là giá thành rẻ, thời gian in nhanh chóng, dễ thay đổi, chỉnh sửa bản thiết kế. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp để in số lượng ít.
Kỹ thuật in ống đồng
Đối với kỹ thuật in này, mực in lỏng sẽ được máy in chà lên mặt trần. Những vị trí lõm trên máy sẽ được lấp đầy bằng mực in. Khi mực in đã “sẵn sàng” thì dao đứng sẽ gạt bỏ mực thừa ra khỏi mặt trống. Quá trình ép mực diễn ra, mực dưới vị trí lõm sẽ lên tới mặt chất nền. Với đặc trưng riêng, kỹ thuật in này được sử dụng chủ yếu trong in bao bì. Điển hình như bao bì thực phẩm, bánh kẹo,…
Xem thêm: Bảng giá in thẻ cào điện thoại
Kỹ thuật in thạch bản
Ngoài những cái tên trên thì in thạch bản cũng là một kỹ thuật in phổ biến. Phương pháp này in trên bề mặt nhẵn. Nó được áp dụng chủ yếu để in ấn các thiết bị bán dẫn MEMS hay nói cách khác là trong in ấn thương mại. Quy trình của kỹ thuật in này dựa vào sự hoạt động của dầu và nước. Nước đặt trên khuôn in, lấp các chỗ trống. Hình ảnh in lấy mực từ trụ lăn để in phần cần thiết. Ưu điểm của in thạch bản là cho phép in số lượng lớn, chất lượng bản in tốt.
Trên đây là những kỹ thuật in ấn phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi kỹ thuật in sẽ phù hợp với sản phẩm cụ thể. Chính vì vậy, để có được bản in tốt nhất hãy liên hệ với những địa chỉ in ấn uy tín như VIETADV để được tư vấn cụ thể nhé.